Sự lựa chọn phân bón theo nhu cầu cây trồng

SỰ LỰA CHỌN PHÂN BÓN THEO NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY TRỒNG

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vai trò của các yếu tố dinh dưỡng là không thể thiếu. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng, ở mỗi thời kỳ, trên mỗi loại đất, nhu cầu về dinh dưỡng của cây là khác nhau cả về liều lượng và tỉ lệ giữa các chất dinh dưỡng.

Do đó, sự lựa chọn phân bón trong quá trình chăm sóc cho cây trồng có vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản sẽ thu hoạch. Ngoài ra, chọn đúng loại phân bón phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây còn góp phần vào việc giảm chi phí đầu tư trong sản xuất nông nghiệp.

Để có được hiệu quả kinh tế cao nhất và nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, người nông dân cần phải nắm rõ được vai trò của từng yếu tố dinh dưỡng đối với cây trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng ở mỗi thời kỳ, từ đó lựa chọn và sử dụng phân bón một cách hợp lý nhất.

THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG

(Tương ứng với bón lót, bón thúc 1 và bón thúc 2 hoặc bón phục hồi cây sau thu hoạch, thời kỳ kiến thiết cơ bản)

THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH THỰC

(Tương ứng với bón đón đòng, bón nuôi trái, nuôi bông và nuôi củ,…)

Ở thời kỳ này, cây trồng cần phát triển mạnh bộ rễ (đối với những cây mới gieo trồng), cây cần được phục hồi nhanh (sau mỗi vụ thu hoạch của cây lâu năm), thân lá phát triển tối đa, tạo sinh khối lớn. Cây trồng cần sinh trưởng khỏe, đẻ nhiều nhánh, ra nhiều cành mới và chuẩn bị phân hóa mầm hoa. Thời kỳ này có ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này của cây trồng dễ bị khủng hoảng thiếu dinh dưỡng Đạm và Lân.

Nhu cầu về Đạm và Lân của cây là lớn nhất sau đó đến Kali và trung vi lượng

Do đó, người nông dân nên sử dụng các loại phân bón có hàm lượng Đạm và Lân cao để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây.

 

Giai đoạn này, cây trồng đã hút tương đối đủ lượng Lân cần thiết, việc bón Lân hoặc những loại phân bón có hàm lượng Lân cao ở thời kỳ này là không khoa học, gây lãng phí.

Cây trồng đã phát triển thân, lá đến mức tối đa và bước vào thời kỳ đơm hoa, kết trái, nuôi quả, nuôi hạt. Thời kỳ này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng. Nhu cầu dinh dưỡng Đạm và Kali của cây tương đối cao và thường cân bằng với nhau. Thiếu Đạm, cây trổ bông không đồng loạt, tỉ lệ rụng trái cao, trái không phát triển, chín sớm,… Thiếu Kali, tỉ lệ lép cao, chất lượng trái thấp, cây chống chịu kém, dễ bị sâu bệnh phá hại, trái nhỏ, nhân bé, củ không phát triển,… Thiếu trung vi lượng, trái phát triển không bình thường, chất lượng nông sản kém, thời gian bảo quản ngắn, Vì vậy, sử dụng các loại phân bón có chứa Đạm cao, Kali cao và có bổ sung trung vi lượng là một kỹ thuật quan trọng trong thời kỳ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.